Cách bài trí bàn thờ Mật Tông như thế nào cho đúng và chuẩn? Tất cả thông tin và câu trả lời cho thắc mắc này sẽ có trong bài viết sau đây. Bạn đừng bỏ lỡ nhé.
MỤC LỤC
Mật tông là gì? Bàn thờ Mật Tông là gì?
Mật Tông hay còn được gọi là Phật Giáo Mật Tông là một hệ tư tưởng Phật Giáo lớn trên thế giới và nó cực kỳ phát triển. Như vậy, bàn thờ Mật Tông còn được hiểu là bàn thờ Phật Giáo theo truyền thống Mật Tông. Tuy nhiên, có khá nhiều đặc thù riêng của Phật Giáo Mật Tông làm cho trường phái này vẫn còn khá xa lạ với quý Phật tử cũng như mọi người.
Bên cạnh đó, Mật Tông (zh. 密宗 mì-zōng) chính là từ gốc tiếng Hán được dùng để gọi pháp môn được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo. Nó được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5 và thứ 6 tại Ấn Độ.
Tóm lại, bàn thờ Mật Tông chính là bàn thờ Phật theo truyền thống Mật Tông.
Cách bài trí bàn thờ Mật Tông chuẩn nhất
Thường bàn thờ Phật được sắp xếp theo truyền thống Mật Tông sẽ gồm có các yếu tố như sau:
Cách bài trí bàn thờ Mật Tông tầng 1
Tôn tượng chư Phật sẽ được đặt ở chính giữa, bạn có thể đặt bất kỳ tôn tượng của vị Phật mà mình mong muốn như Đức Phật Dược Sư, Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Thích Ca. Và tất nhiên, tượng phật có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào như gốm, vàng, mạ vàng, đồng… Nếu như bạn không tìm được tôn tượng thì có thể thay thế bằng ảnh đều được.
Theo đó, tôn tượng và tôn ảnh của chư vị bổn tôn bạn có thể lựa chọn chiều cao thấp hơn, sắp xếp ở hai bên cạnh. Hoặc 2 bên bạn cần bố trí 2 bình hoa bàn thờ để hài hoà trong phong thuỷ và cách sắp đặt trong ngoài.
Cách sắp xếp bàn thờ Mật Tông tầng 2
8 món cúng dường gồm nước lọc, nước rửa chân, nhang, đèn, hoa, mâm ngũ quả, mâm cúng (tùy vào từng điều kiện của mỗi gia đình)… Với 8 món đồ cúng này, bạn sắp xếp tùy vào gu thẩm mỹ sao cho đẹp là được.
Nếu có bảo tháp, bình bumpa, phướn ngũ sắc hay các pháp bảo khác thì bạn có thể bài trí ở hai bên ban thờ.
Ngoài ra, hoa tươi, bánh trái, bạn có thể đặt ở hai bên, còn bát hương hoặc khay nhang thì bạn đặt ở phía đằng trước.
Bên cạnh đó, bạn có thể treo tôn ảnh của vị đạo sư gốc hoặc vị Thủ Ngôi dòng truyền thừa, thangka các vị Phật, các vị Bổn tôn ở phía sau bàn thờ nhỏ. Nếu không có thangka hoặc ảnh treo thì cũng không sao bởi nó không cần thiết.
Đối với bàn thờ Hộ Pháp bạn có thể làm riêng đặt ở bên cạnh bàn thờ Phật, cách sắp đặt cũng tương tự. Nếu bạn không có bàn thờ Hộ Pháp thì có thể kết hợp với bàn thờ Phật bằng cách đặt tôn tượng hay tôn ảnh chư vị Hộ Pháp ở tầng 1 còn hai bên là tượng Phật. Còn nếu không gian thờ cúng nhà bạn chật hẹp thì cũng không sao cả.
Lưu ý khi sắp xếp cách bài trí bàn thờ Mật Tông
Khi thực hiện cách bài trí bàn thờ Mật Tông, bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Không đặt bàn thờ Mật Tông ở nơi có luồng gió hút mạnh bởi nó có thể gây động và thổi tàn lửa nhang làm cháy. Tốt nhất, bạn nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn.
- Nơi đặt bàn thờ Mật Tông phải thoáng đãng, sạch sẽ, trang nghiêm.
- Nơi đặt bàn thờ Mật Tông phải thoáng đãng, sạch sẽ, trang nghiêm.
- Tuyệt đối không được đặt bàn thờ Mật Tông ở dưới xà ngang bởi nó có thể sản sinh ra sát khí áp lực làm cho các thành viên trong gia đình bạn mệt mỏi, đau đầu, suy nhược thần kinh… đồng thời có thể khiến cho vận khí của cả gia đình bị ảnh hưởng.
- Tuyệt đối không tự động dịch chuyển hay thay đổi vị trí của bàn thờ bởi nó được coi là điều không tốt trong phong thủy. Nếu có dịch chuyển, bạn cần nhờ đến thầy cúng có tay nghề.
- Bạn cần tẩy uế cho bàn thờ Mật Tông trước khi đặt và sắp xếp các đồ vật.
Như vậy, về phong thủy thì nơi đặt bàn thờ Mật Tông không đúng có thể làm ảnh hưởng xấu đến vận khí cũng như sự may mắn của cả gia đình bạn. Chính vì thế, bạn cần tham khảo thật kỹ trước khi đặt và sắp xếp các đồ thờ Mật Tông nhé.
Trên đây là cách bài trí bàn thờ Mật Tông mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cách bày đồ thờ Mật Tông. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng.