MỤC LỤC
Tìm hiểu bộ đồ thờ men xanh truyền thống gốm sứ Bát Tràng
Bộ đồ thờ men xanh Bát Tràng được sử dụng khá phổ biến và thân quen trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt bởi màu sắc dịu nhẹ, thanh cao, gần gũi, giản dị cùng những đường nét họa tiết tinh tế đầy sang trọng, giá thành mềm, chúng được đánh giá là dòng sản phẩm gốm sứ thờ cúng được ưa chuộng nhất trên thị trường suốt nhiều năm qua. Tại sao lại như vậy thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bộ đồ thờ men xanh Bát Tràng – Niềm tự hào của gốm sứ Phúc Tâm An
Phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên hay các vị thần Phật là một nét đẹp văn hóa trong đời sống của người dân Việt Nam từ ngàn đời qua. Thờ cúng những người đã khuất hay chư vị thần linh như bày tỏ lòng hiếu thảo thành kính, biết ơn đến tổ tiên và mong muốn được phù hộ, che chở và giúp đỡ. Ngoài việc lựa chọn thì việc sử dụng và bài trí sao cho không phạm phải những điều cấm kỵ không tốt trong tâm linh.
Đồ thờ cúng men xanh là dòng men xuất hiện rất sớm trong lịch sử gốm sứ Việt, từ những thế kỷ 14 và được bảo tồn, phát triển vững mạnh đến tận ngày nay. Họa tiết được trang trí thường là hình ảnh của các linh vật quý hiếm như: rồng, phượng hay những thực vật như hoa sen, hoa phù dung và lá, những loài hoa mang cốt cách thanh tao, trang nhã và thuần khiết, quý phái.
Do nhiệt độ nung lò cao 1300 độ C nên sản phẩm bền và an toàn sức khỏe, dễ dàng lau chùi bởi bề mặt bóng, mịn, sáng, mang lại một không gian thờ cúng vô cùng sang trọng phù hợp với mọi chất liệu bàn thờ. Tuy nhiên, các vật phẩm đồ thờ men xanh vẽ kỹ được nung ở nhiệt độ cao hơn nên sẽ bền hơn đồ thờ men xanh thường.
Họa tiết và màu sắc cũng có sự khác biệt như đồ thờ cúng men lam vẽ kỹ thuộc dòng đồ thờ Bát Tràng cao cấp. Nước men rất sáng, tỏa ra sự sang trọng, cao quý. Nhìn chung, độ công phu của dòng đồ thờ này được đánh giá rất cao và thường được ưu tiên lựa chọn để dùng trong các nơi sang trọng, tôn nghiêm.
Trong tất cả các dòng đồ thờ cúng, dòng sản phẩm men xanh có giá thành khá rẻ, thấp hơn nhiều so với đồ thờ men rạn hay men lục ngọc bảo, phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi đối tượng, màu sắc chủ đạo là gam màu lạnh với hai màu trắng và xanh, làm toát lên vẻ đẹp linh thiêng
Tổng hợp các vật phẩm trong bộ đồ thờ men xanh
Tùy theo từng đặc điểm văn hóa trong phong tục thờ cúng của từng vùng miền, địa phương mà mỗi bộ đồ thờ cúng có các vật phẩm và số lượng, cũng như cách bài trí khác nhau. Lựa chọn cần đáp ứng đủ yếu tố chất lượng cũng như thẩm mỹ và kích thước của gian thờ cúng. Dưới đây là một số vật phẩm được thường được sử dụng trên bàn thờ để phục vụ quá trình cúng bái gia tiên, thần Phật của các gia đình, đền chùa…
- Bát hương: Vật phẩm quan trọng nhất trong một bộ đồ thờ cúng chính là chiếc bát hương hay còn gọi là lư hương dùng để cắm nhang vào sau khi thắp và hành lễ trước bàn thờ, chúng thường được đặt ở vị trí trung tâm, chính diện của bàn thờ, thường đặt 1 bát hoặc 3 bát. Khi đặt 3 bát hương thì bát ở giữa sẽ là bát lớn, hai bên sẽ là hai bát nhỏ hơn.Trong quan niệm tâm linh, bát nhang là nơi giáng ngự của các hương linh tổ tiên, ông bà và các vị thần thánh, đây được xem như ngôi nhà của những người thân đã khuất, của chư vị thần linh. Khi mỗi nén nhang thắp lên là những điều cầu nguyện cũng như bày tỏ lòng thành đến ông bà,… phù hộ độ trì trong cuộc sống. Bát hương còn kèm theo đế gỗ hương để tạo sự tôn kính.
- Mâm bồng: Gồm có phần đế loe vững chắc gắn liền với phần đĩa to, tròn được sử dụng để chứa quả và bánh, trầu cau, giấy tiền vàng mã mà gia chủ dâng lên cho các hương linh trên bàn thờ. Hoặc có thể bày trái cây tươi, mới, rửa sạch, để thể hiện tấm lòng chân thành, chu đáo của gia chủ, tuyệt đối không nên sử dụng trái cây giả, hay hư hỏng, sẽ phạm vào những điều đại kỵ trong thờ cúng tâm linh.
- Bộ đỉnh hạc: Gồm đỉnh và đôi hạc hai bên.
Đỉnh: cấu tạo 3 chân tạo sự vững chắc, giữ được sự bình yên, an vui cho gia đạo, thế kiềng vững chắc nhằm chấn hưng cho không gian thờ cúng. Trên thân đỉnh được khắc nổi hình ảnh song long chầu nguyệt hoặc thanh long chầu nhật nguyệt đầy uy nghiêm, đường nét tinh xảo, tỉ mỉ được thực hiện thủ công vô cùng công phu, với mong muốn đem lại bình yên, vui vẻ và sự phát triển thịnh vượng. Người ta thường đốt trầm hương bên trong đỉnh đồng để lan tỏa hương thơm ấm cúng và thanh cao trong không gian thờ cúng, thanh lọc các khí xấu, tạo ra nguồn năng lượng tích cực, tăng cát khí cho gia chủ.
Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Chim hạc là loài chim cao quý sau phượng hoàng biểu trưng của sự bất tử và là mang ý nghĩa trường thọ và sự minh mẫn trí tuệ của con người được bồi đắp theo năm tháng mà tu bổ lớn lên.
Rùa trong văn hóa Việt Nam là một trong số những linh vật cao quý từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng. Trong phong thủy, con rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền.
Hạc là con vật của trời, rùa là con vật sống ở đất nằm trong tứ linh, hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp chính là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.
- Bộ chén kỷ: Được dùng để chứa nước hoặc trà cúng. Gồm 2 loại, bộ kỷ 3 chén và bộ kỷ 5 chén. Tùy vào kích thước bàn thờ hay phong tục ở mỗi nơi mà có thể sử dụng kỷ 3 hoặc kỷ 5 cho phù hợp. Hiện nay, trên thị trường có các loại kỷ như kỷ thẳng, kỹ cong và kỹ ngai cực kỳ sang trọng, tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn mẫu mã ưng ý, phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình.
- Chóe: Dùng để chứa các vật phẩm: Nước – Gạo – Muối thể hiện sự trong sạch, thanh cao. Đây là 3 món vật phẩm không thể thiếu, vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, giúp duy trì sự sống và phát triển bền vững, sung túc…
- Bát sâm: hay còn gọi là bát nắp gồm phần chén có họa tiết cuốn thư hay hoa sen và một chiếc nắp trên có núm. Bát sâm có công dụng tương tự như chóe, nhiều gia đình lựa chọn đặt 3 bát sâm lên bàn thờ chứa nước gạo muối thay vì đặt chóe.
- Bộ ấm chén cúng: được sử dụng thay thế cho các bộ ngai chén thờ dùng để chứa nước sạch, trà nóng hoặc rượu, thường đặt trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần tài thổ địa phía bên phải, gồm một ấm lớn, 3 chén nhỏ và đĩa đựng bộ ấm chén, có họa tiết quả đào hoặc hoa sen và lá.
- Chân nến: Có công dụng dùng để làm giá đỡ để cắm nến cây hoặc đặt các bát nến để thắp sáng, mang lại một không gian thờ tự ấm cúng. Ánh sáng của nến là ánh sáng thật, thể hiện sự thật tâm, chân thành của gia chủ, chúng còn đại diện cho hành hỏa, giúp cân bằng yếu tố ngũ hành trên bàn thờ, phát huy năng lượng tích cực, xua đuổi chướng khí, tà ma.
- Đèn dầu thờ: Vật phẩm có 3 phần, phần đế loe để đứng vững, bầu chứa dầu và phần tim đèn kết bằng sợi bông. Có vai trò là sợi dây kết nối giữa thế giới thực tại và thế giới tâm linh, giữa cõi âm và cõi dương, tạo điều kiện thuận lợi và hài hòa để các vong linh thần phật, tổ tiên giáng ngự.
- Nậm rượu: Nước để trong chén, rượu để trong nậm, thể hiện sự ngăn nắp, chu đáo của gia chủ và mang lại cảm giác đủ đầy, tôn nghiêm cho không gian thờ cúng của gia đình.Nậm rượu có dạng hình hồ lô, hoặc dạng bầu đứng, với bụng phình to, cổ cao và nhỏ, trên miệng có nắp đậy.
- Ống hương: Hình ống, cao, rỗng bên trong, dùng để chứa hương, nhang hay đũa thờ. Tùy vào kích thước bàn thờ mà có thể sử dụng một ống phía bên tay phải hoặc hai ống hương để hai bên, giúp người cúng bái dễ dàng lấy nhang, mang lại sự gọn gàng, quy củ cho không gian thờ cúng.
- Lọ Lục bình: Có cấu tạo gồm 3 phần, phần thân bụng to, phần cổ eo nhỏ và miệng loe, tương tự gần giống với bình hút lộc nên còn gọi là lọ lộc bình. Lọ lộc bình nhỏ được đặt trên bàn thờ, thường dùng cắm cành trúc, cầu mong những điều tốt đẹp về gia đạo, công danh sự nghiệp. Lọ lộc bình to thường dùng đặt 2 bên bàn thờ, tăng thêm sự trang nghiêm, sang trọng cho không gian thờ cúng. Chúng còn biểu thị cho một không gian thờ cúng trong sạch, giúp loại bỏ khí dữ, hung tàn, linh thiêng.
- Bình hoa: Dùng để cắm các loại hoa trang trí trên bàn thờ, mang lại sự tinh khiết, thanh tao cho không gian thờ cúng, thể hiện sự thành kính, tâm biết ơn, dâng những điều thiện lành, tốt đẹp tựa như hương hoa thơm tho lên cho chư Phật, thánh và gia tiên.
- Chén cơm cúng: có hình dáng như những chén cơm thường trong đời sống hàng ngày. Người ta sử dụng loại chén này dùng để dâng cơm riêng dùng trong thờ cúng, vì nếu sử dụng chén cơm ăn hàng ngày vào cúng bái, sẽ gây lẫn lộn, không trong sạch, không thể hiện được trọn vẹn sự linh thiêng hay sự kính trọng đối với những hương linh.
Xem thêm các mẫu bộ đồ thờ khác như:
Địa chỉ uy tín cung cấp bộ đồ thờ men xanh tại Bát Tràng
Thị trường gốm sứ thờ cúng hiện nay phát triển khá mạnh mẽ, đa dạng về chủng loại với hàng ngàn cơ sở cung cấp khắp nơi trên toàn quốc. Tuy nhiên, để tìm được một địa chỉ uy tín, sản phẩm chất lượng, với giá thành hợp lý các bạn nên ghé thăm xưởng gốm Phúc Tâm An , nói không với hàng nhái hỏng và chuyên cung cấp các sản phẩm uy tín.
“Sống bằng cái tâm,phúc sẽ tự đến, tâm sẽ an lành”
Thông tin liên hệ!
- Trang web : Gốm Phúc Tâm An
- Fanpage : phúc tâm an