Cách hãm chè xanh như thế nào là chuẩn? Đây là thắc mắc của rất nhiều người mà không phải ai cũng đưa ra được câu trả lời đúng chuẩn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách pha lá chè xanh tươi đơn giản lại ngon nhất.
MỤC LỤC
Tìm hiểu uống nước chè xanh mỗi ngày có tốt không?
Chè xanh (hay còn gọi là lá trà xanh) là thức uống rất tốt với sức khỏe con người. Uống nước chè xanh mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn:
- Nước chè xanh giúp thanh lọc, thải độc tố một cách hiệu quả.
- Điều hòa, ổn định huyết áp.
- Nước chè xanh tốt cho tim mạch của mọi người.
- Nước chè xanh giúp ngăn ngừa và phòng tránh ung thư.
- Nước chè xanh giúp giải tỏa stress, căng thẳng, mệt mỏi.
- Nước chè xanh giúp tăng cường chức năng não bộ.
- Nước chè xanh giúp phòng chống lão hóa, giúp làm đẹp da.
- Có thể giảm cân hiệu quả.
Như vậy, chè xanh không chỉ đơn thuần là loại thức uống giải nhiệt mà nó còn là một loại thảo dược, dược liệu. Vì vậy, nó cũng có những thành phần và dược tính nhất định. Vậy, để trà xanh có thể phát huy tối đa công dụng của mình thì bạn cần phải lưu ý một số điều như dưới đây.
Cách hãm chè xanh đúng chuẩn, ngon nhất
Sau đây là cách hãm chè xanh chuẩn mà lại đơn giản, mời bạn tham khảo.
Nguyên liệu
- 300g lá chè tươi
- 300g đường
- 3 lít nước trắng
- Gừng thái lát
- Dụng cụ: Bình hãm chè xanh, nồi inox, thìa, chén…
Cách hãm chè xanh
Bước 1: Sơ chế chè xanh
Chè xanh đem loại bỏ lá sâu, lá hỏng, rửa sạch, dùng tay vò nhẹ lá, để ráo.
Lưu ý: Bạn cần rửa và nhẹ tay, tránh làm lá chè quá nát hoặc vụn.
Bước 2: Cách hãm chè xanh
- Cho nồi lên bếp, thêm nước vào đun sôi. Nếu nhà bạn có ấm nước siêu tốc thì có thể đun nước bằng cách này.
- Khi nước sôi, bạn cho lá chè vừa rửa và gừng vào bình hãm chè xanh, từ từ rót nước sôi lượt đầu vào ấm cho ngập lá chè để tráng, sau đó đổ phần nước đó đi.
- Tiếp theo, bạn rót thêm lượt nước sôi thứ 2 vào rồi đậy nắp lại.
- Cuối cùng, bạn ủ nước chè xanh khoảng 30 phút – 1 giờ cho nước chè xanh ngấm và chuyển màu.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức nước chè xanh
- Sau khi hoàn thành xong phương pháp hãm chè xanh trên đây, bạn rót nước chè xanh ra chén, thêm chút đường vào khuấy đều rồi thưởng thức thành phẩm.
- Nếu bạn không uống được đường thì có thể không bỏ vào.
Lưu ý uống trà xanh tươi đúng cách
- Rửa sạch chè xanh trước khi uống: Việc rửa sạch chè xanh trước khi dùng (với chè tươi) vô cùng quan trọng và cần thiết. Bạn cần rửa sạch rồi tráng sơ trà qua 1 lần nước trước khi pha (điều này áp dụng cho cả chè tươi và chè khô).
- Pha chè với ấm chén sứ ở nhiệt độ vừa phải: Nhiệt độ pha chè quyết định đến tất cả độ ngon của chè xanh. Vì thế, nhiệt độ phù hợp để pha là khoảng 80oC, bạn không pha khi nước vừa sôi. Không chỉ vậy, bạn cũng không nên uống chè quá nóng bởi khi uống chè xanh quá nóng sẽ làm tổn thương vách trong của dạ dày, có thể dẫn đến đau loét dạ dày.
- Mỗi ngày chỉ uống khoảng 500ml nước chè xanh.
- Không để chè xanh đã pha qua đêm, kể cả khi để trong tủ lạnh.
- Không cho đường vào nước chè xanh: Việc kết hợp đường với nước chè xanh có thể làm mất đi chất dinh dưỡng. Thay vào đó, bạn có thể dùng mật ong thay đường và không cho thêm bất kỳ chất gì vào.
- Không uống trà đặc: Để chè xanh có thể phát huy được hết ưu điểm, bạn hãy pha chè ở mức vừa phải, không pha quá đặc.
- Không uống quá nhiều: Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống 1 – 2 ly chè xanh là đủ. Nếu uống quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng như: Rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, đau đầu…
- Không dùng trà để uống thuốc: Bạn tuyệt đối không được dùng trà để thay nước lọc uống thuốc bởi có thể khiến say trà. Bên cạnh đó, nếu bạn uống trà thì không được song song dùng bất kỳ loại thuốc nào. Các chất trong nước chè xanh khi gặp các hoạt chất trong thuốc có thể tạo ra các phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và khiến cơ thể khó hấp thu.
- Không uống nước chè xanh khi đói: Nước chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua, có thể làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Không chỉ vậy, nếu bạn uống chè xanh khi dạ dày trống rỗng thì chất chát trong chè sẽ đi vào tạng phế, làm lạnh tỳ, vị. Điều này có thể khiến bụng bạn cồn cào, cảm giác nôn nao trong người, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, rất khó chịu.
- Không uống nước chè xanh ngay sau khi ăn: Có khá nhiều người có thói quen uống chè xanh ngay sau khi ăn. Thực tế điều này có thể làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Hơn nữa, chất catechins trong trà xanh cũng có thể làm giảm đi sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, làm tăng nguy cơ thiếu máu. Chính vì thế, bạn không nên uống nước chè xanh trong hoặc ngay sau bữa ăn. Tốt nhất, bạn nên duy trì khoảng cách uống nước chè xanh sau bữa ăn ít nhất 1 giờ.
- Không uống chè xanh vào buổi tối trước khi ngủ: Nước chè xanh có chứa hàm lượng cafein khá cao vì thế khi uống vào buổi tối sẽ gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn và khó ngủ. Chính vì vậy, bạn không nên uống nước chè xanh trước khi ngủ khoảng 1 – 2 giờ.
- Nên uống nước chè xanh đúng thời điểm: Thời gian lý tưởng nhất để uống nước chè xanh chính là 1 giờ trước và sau bữa ăn.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế uống nước chè xanh.
- Không uống nước chè xanh thay nước lọc: Nước chè xanh có tác dụng lợi tiểu, vì thế nếu bạn uống quá nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước.
Trên đây là cách hãm chè xanh đơn giản lại ngon mà Gốm Phúc Tâm An muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết cách pha lá chè xanh tươi như thế nào rồi.