ĐỒ GỐM THỜI LÊ Có Những Đặc Điểm Gì?

Đồ gốm thời Lê có đặc điểm gì? Nghệ thuật gốm thời Lê có gì nổi bật so với các loại gốm khác? Chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều kinh nghiệm hơn khi chọn mua đồ gốm thời lê nhé.

Tìm hiểu tổng quan về đồ gốm thời Lê

Nghệ thuật gốm thời Lê được thừa hưởng từ những yếu tố đặc trưng đẹp đẽ, độc đáo và mang trong mình vẻ đẹp đậm bản sắc dân tộc. Phong cách gốm thời Lê chính là sự pha trộn giữa nét khỏe khoắn độc đáo, được trau chuốt cẩn thận cùng những hoa văn theo phong cách hiện thực tinh tế.

Gốm sứ thời Lê
Nhận biết đồ gốm sứ thời Lê

Từ những năm cuối của thế kỷ 14, thời Lê cho ra đời loại gốm hoa lam và dần dần thay thế cho vị trí độc tôn của gốm hoa nâu và gốm men ngọc. Trong đó, gốm hoa lam là bước đệm đánh dấu cho sự phát triển trên phương diện kỹ thuật cũng như là mỹ thuật của nghề gốm thời bấy giờ.

Gốm hoa lam khoác trên mình màu xanh lam, chất liệu tạo màu của nó chủ yếu là ôxít côban màu xanh lam (màu chàm). Đa số các loại gốm hoa lam thường được làm từ đất sét trắng và được tinh luyện khá kỹ, nung ở nhiệt độ là 1300 độ C. Sau đó, nó sẽ được trang trí hoa lam trên gốm bằng bút lông và màu lam.

nghệ thuật gốm thời lê
Nghệ thuật gốm thời lê

Lối vẽ trang trí gốm hoa lam gồm có 3 loại, cụ thể:

  • Vẽ dưới men
  • Vẽ giữa men
  • Vẽ trên men

Với phương pháp vẽ trang trí dưới men và giữa men trên gốm hoa lam sẽ tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt. Khi các sản phẩm gốm đã được nung qua lò, các hoa văn trang trí trên gốm sẽ phần nào thêm lung linh và sống động hơn. Và ngoài lối vẽ bằng màu xanh lam trực tiếp trên gốm thời lê, sau này người ta còn áp dụng các kỹ thuật như trang trí đắp nổi, hoa lam kết  hợp với men nâu và hoa lam cùng với việc vẽ nhiều màu sắc khác nhau.

Theo đó, các nghệ nhân thời Lê thường có riêng cho mình lối vẽ phóng khoáng với các hình thù phương, chim công, hoa sen, rồng… khi thực hiện làm đồ gốm thời Lê. Đây đều là những hình ảnh gần gũi và thân thuộc với đồng quê Việt Nam thời bấy giờ.

Các sản phẩm gốm hoa lam đều khá phong phú bởi nó không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn được các quốc gia láng giềng có thể sản xuất theo yêu cầu của họ. Không chỉ các đồ gia dụng như bát, bình, lọ hoa, ấm… mới có các hoa văn này mà còn có những đồ gốm đặc biệt như ấm hình quả bầu, lọ hai bầu, ấm trà hình tượng chim, hộp có nắp đựng gia vị…

Đồ gốm thời Lê có những đặc điểm gì?

Nếu như gốm men ngọc là đặc trưng của nhóm men sứ, men ngọc thì tại thời Lê, loại gốm được xem như tinh xảo nhất chính là gốm hoa lam. Đây là loại gốm tinh xảo được đánh giá là bước phát triển vượt bậc của gốm sứ với các nét vẽ bằng bút lông với màu xanh lam, xanh lục bảo vô cùng đẹp và tinh tế.

Như đã nói, gốm hoa lam khoác trên mình màu xanh lam, chất liệu tạo màu của nó chủ yếu là ô xít cô ban màu xanh lam (màu chàm). Về chất liệu thì loại gốm này đã vượt qua các loại gốm sành xốp hoặc gốm đàn, nó xuất hiện nhiều trong các giai đoạn trước đó.

gốm thời lê có đặc điểm gì
Gốm thời lê có đặc điểm gì? Gốm hoa lam

Những nguyên liệu làm gốm hoa lam thường được sàng lọc cẩn thận để loại bỏ tạp chất, xương đất rất mịn. Nó được nung ở nhiệt độ tương đối cao nên xương đất chớm cháy, kết cấu hạt chặt chẽ lại mịn màng, xương có độ cứng cao, từ đó  tạo điều kiện để làm ra những sản phẩm mỏng đẹp nhất.

Và để có được màu sắc hoa văn dưới men xanh lam tươi mát thì người nghệ nhân đã phải lựa chọn kỹ càng các loại đất, gio và đá giàu chất ôxít côban rồi canh lò nung sao cho- phù hợp.

Gốm hoa lam cũng có một số sự đổi mới trong việc chống dính men khi nung. Gốm men ngọc và gốm hoa nâu thời Lý Trần đều sử dụng “con kê” 4 – 5 chân đặt giữa các bát đĩa trong một chồng để giúp chống dính và sau đó được thay bằng phương pháp “ve lòng”. Kỹ thuật này cũng là một trong những tiêu chí để thẩm định gốm cổ ở Việt Nam.

Như vậy, tầm quan trọng của gốm hoa lam không những giúp thể hiện trên sắc độ của màu lam mà nó còn được thể hiện qua nội dung cũng như nghệ thuật hoa văn. Trước đây, hoa văn ở  gốm men ngọc là khắc chìm trên phôi gốm rồi phủ men, thì trên gốm hoa nâu sẽ tô màu trên các hoa văn khắc chìm sau khi đã phủ men. Còn trên gốm hoa làm sẽ được thể hiện qua nghệ thuật vẽ bút lông.

Trên đây là một số thông tin về gốm sứ triều Lêxưởng gốm Phúc Tâm An muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn có thêm kiến thức về đồ gốm thời Lê khi sưu tầm.

Trả lời

Liên hệ