Gốm Sứ Thời Nhà Nguyễn – 5 Nét Đặc Trưng Ít Người Biết

Gốm sứ thời nhà Nguyễn đã trải qua bao đời với bề dày lịch sử cách ngày nay khoảng 10000 năm. Đã bao giờ bạn tò mò về loại gốm sứ quý hiếm này chưa? Nếu có thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang đến bạn những thông tin hữu ích nhất về gốm sứ thời Nguyễn cũng như đặc điểm của gốm sứ thời Nguyễn có gì mà lại quý hiếm đến vậy.

Tìm hiểu đôi nét về gốm sứ thời nhà Nguyễn

Đồ gốm cổ thời Nguyễn (hay đồ sứ ký kiểu) là tên gọi được dùng để chỉ những món đồ sứ do người Việt Nam (như hoàng đế, quan lại, thường dân) đặt làm tại các lò gốm Trung Hoa trong thời gian khoảng nửa sau thế kỉ XVII đến đầu thế kỷ XX. Chúng đều có những yêu cầu riêng về kiểu dáng, hoa văn trang trí, màu sắc, thơ văn minh họa và hiệu đề.

gốm sứ thời nhà nguyễn
Gốm Sứ thời nhà Nguyễn

Vào thời Nguyễn (1802 – 1945), các đoàn sứ bộ đã đi sứ sang Trung Hoa ngoài nhiệm vụ chính như cầu phong, cáo thụ, chúc mừng, tạ ơn, còn kiêm thêm việc đặt làm đồ sứ cho triều đình, chủ yếu dưới các thời hoàng đế như:

  • Gia Long (1802-1820).
  • Minh Mạng (1820-1841).
  • Thiệu Trị (1841-1847).
  • Tự Đức (1848-1883).
  • Khải Định (1916-1925).

Đồ gốm cổ thời Nguyễn quy tụ những đồ vật quý giá và có 1-0-2 tại Việt Nam như:

  • Chiếc bát được khắc những lời răn dạy về cách xử thế (đồ sứ được ký kiểu thời vua Gia Long).
  • Liễn hình phong cảnh với những đường nét hoa văn tinh tế (đồ sứ được ký kiểu thời vua Gia Long).
  • Đĩa trang trí họa tiết hoa lá bằng vàng (đồ sứ được ký kiểu thời vua Minh Mang).
  • Đĩa được in hình rồng cẩn vàng (đồ sứ được ký kiểu thời vua Khải Định)…
Đĩa trang trí sứ thời nhà Nguyễn
Đĩa trang trí sứ thời nhà Nguyễn

Không chỉ vậy, những cổ vật cung đình Huế của giới quý tộc thời bấy giờ đã thất lạc qua nhiều thời kỳ lịch sử cũng được lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Nổi bật phải kể đến bộ khay trầu, bình vôi, cơi trầu, ống xoáy trầu, hộp trà, tẩu  thuốc, bình rượu… đều được làm bằng các loại chất liệu cao cấp như ngọc, ngà, vàng, bạc, đồng, gỗ, tre, gốm… Hiện chúng đã có mặt tại nhiều cuộc triển lãm cả trong và ngoài nước.

Như vậy, gốm sứ thời nhà Nguyễn chính là những món đồ sứ do người Việt Nam (cụ thể là hoàng đế, quan lại, thường dân) đặt làm tại các lò gốm Trung Hoa.

Đặc điểm gốm sứ thời Nguyễn

Đồ gốm sứ thời Nguyễn được vua cho ký kiểu đồ sứ nhiều nhất là Thiệu Trị và triều này đồ sứ đã đạt đến trình độ tuyệt hảo về hình vẽ, màu sắc, chất lượng men, kiểu dáng và chủng loại. Bên cạnh những đồ sứ được tạo dáng theo khối hình tròn như trước đây thì thời kỳ này lại xuất hiện nhiều đồ sứ có dạng kiểu gãy góc, lục giác, bát giác hay thậm chí là copy kiểu dáng của đồ sứ châu Âu… với đề tài là rồng và mây.

Chậu sứ thời nhà Nguyễn
Chậu cây cảnh men sứ thời nhà Nguyễn

Phần lớn kích thước của chúng nhỏ, chủ yếu là đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như chén đĩa hay bình tích và tôn trí trên bàn thờ: Quả bồng, chân đèn, cơi trầu… Tới thời Tự Đức – một vị vua nổi tiếng với bộ đồ uống trà kiểu dáng mắt trâu – lật đật, được trang trí theo phong cảnh sơn thủy, có thơ minh họa và là vị quan ký kiểu đồ sứ nhiều nhất.

Cho dù triều vua Khải Định lên ngôi chỉ 9 năm trong hoàn cảnh mà đất nước bị thôn tính, kiểm soát bởi thực dân Pháp nhưng theo truyền thống thì vẫn tiếp tục đặt mua đồ sứ từ nước láng giềng. Lúc đó, nhà vua không chỉ đặt đồ sứ men trắng được vẽ lam mà còn đặt cả đồ sứ nhiều màu hay đồ sứ có họa tiết đắp nổi. Sau đó, vua Khải Định còn tiếp tục ký kiểu một số loại bát đĩa men trắng vẽ làm chuyên dùng cho các buổi tiệc trong cung. Và ông cũng chính là vị vua cuối cùng đã ký kiểu đồ sứ ở Trung Hoa.

Tóm lại, gốm sứ thời nhà Nguyễn khá là phong phú về chủng loại lẫn kiểu dáng và đa dạng về hoa văn trang trí cũng như đề tài. Ngoài các đề tài được dựa theo yêu cầu đặt hàng ví dụ như danh lam thắng cảnh cùng với thơ văn minh họa bằng chữ Hán, chữ Nôm thì còn có các đề tài khác như: Phong cảnh, tứ linh, nhân vật, điển tích, tứ quý, bát tiên… Đặc biệt, đồ gốm sứ thời Nguyễn của mỗi hoàng đế đều có hiệu đề riêng. Và ngoài đồ sứ ký kiểu men trắng vẽ làm vào thời Khải Định còn được đặt thêm đồ sứ nhiều màu có họa tiết đắp nổi về hình ảnh các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm rõ hơn về gốm sứ thời nhà Nguyễn rồi. Chúc bạn sẽ lựa chọn được những loại gốm sứ thờ Nguyễn đúng chuẩn, chất lượng nhất.

Trả lời

Liên hệ