Phong Tục Đưa Ông Táo Về Trời

Ông Công ông Táo là ai? Cúng đưa ông Táo về trời ngày mấy? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn về một số phong tục đưa ông Táo về trời chuẩn nhất.

MỤC LỤC

Tìm hiểu về phong tục đưa ông Táo về trời

Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ? Đưa ông Táo về trời ngày mấy? Phong tục đưa ông Táo về trời như thế nào cho chuẩn? Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, các vị Táo quân sẽ lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt, xấu của gia đình để Thiên đình định đoạt công – tội – thưởng – phạt phân minh. Và theo tín ngưỡng dân gian, cúng đưa ông Táo về trời nên vào giờ Ngọ (khoảng 11 – 13 giờ) là khung giờ tốt mà các thần Bếp quy tụ cùng về trời, vì thế, nó rất linh thiêng. Tốt nhất, bạn nên cúng ông Táo trước 12 giờ trưa để mang lại nhiều điều may mắn.

phong tục đưa ông táo về trời
Phong tục đưa ông táo về trời

Ông Công ông Táo là ai?

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, thần Táo quân có nguồn gốc từ 3 vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng sau này được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà”. Cụ thể là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc, người dân Việt Nam ta vẫn quen gọi là Táo quân hoặc ông Táo.

Vậy tại sao tự nhiên lại có thần Táo quân? Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn câu chuyện ông Táo về trời cho bạn hiểu rõ hơn nhé.

Theo tích của người Việt Nam ta, Thị Nhi có chồng tên là Trọng Cao, tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau nhưng mãi họ không có con nên dần dần Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát và dằn vặt vợ mình. Bỗng một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ mà Trọng Cao lại biến thành chuyện lớn, đánh Thi Nhi rồi đuổi đi. Nhi sau đó bỏ nhà, lang thang đến xứ khác và gặp Phạm Lang, họ phải lòng nhau rồi kết duyên thành vợ chồng. Còn phần Trọng Cao sau nguôi giận và ân hận thì không kịp vì vợ đã bỏ đi xa rồi. Vì quá day dứt và nhớ nàng nên Trọng Cao đã lên đường tìm kiếm vợ.

ông Công, ôn Táo
ông Công, ôn Táo minh hoạ

Đi mãi, tìm mãi, Trọng Cao cũng hết gạo và hết tiền nên phải làm kẻ ăn xin dọc đường, tình cờ thay Trọng Cao đã xin đúng nhà của Thị Nhi. Nhân lúc Phạm Lang đi vắng và nhận ra đó chính là chồng cũ của mình nên Nhi đã mời Cao vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, Nhi sợ chồng nghi oan nên đã giấu Cao ở dưới đống rạ sau vườn.

Thật không may đêm đó Phạm Lang lại nổi lửa để đốt rạ lấy tro bón ruộng. Thấy vậy, Nhi đã lao mình vào để cứu Cao ra ngoài, sau đó Phạm Lang cũng thương vợ mà nhảy vào theo. Cuối cùng, cả 3 đều đã chết trong đám lửa gay gắn đó.

Sau đó, Thượng đế thường tình thấy cả 3 người đều sống có tình nghĩa nên đã phong cho làm vua bếp (hay còn gọi là Định phúc Táo quân), giao trọng trách cho Phạm Lang làm Thổ công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao làm Thổ địa trông giúp coi việc trong nhà, còn Thị Nhi làm Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Đặc biệt, các vị Táo quân không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ mà còn ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào thổ cư, giúp giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Sau khi cúng ông Táo xong, bạn chỉ cần đợi nhang tàn là có thể dùng bếp để nấu ăn trở lại.

Cúng ông Táo nên chuẩn bị gì?

Để nghi lễ cúng ông Công ông Táo được đầy đủ, trang nghiêm nhất, gia chủ cần chuẩn bị những đồ lễ như sau:

  • Thịt lợn luộc
  • Gà luộc/quay
  • Xôi gấc
  • Rau xào
  • Giò lợn
  • Hành muối
  • Canh mọc
  • Cá chép/cá lóc
  • Hoa quả tươi, cau trầu, trà, rượu
  • Gạo, muối
  • Tiền vàng, vàng mã
  • Hoa tươi
Cúng đưa ông táo về trời
Cúng đưa ông táo về trời?

Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền, phong tục đưa ông Táo về trời của mỗi nơi khác nhau mà bạn có thể chuẩn bị đồ lễ sao cho đúng chuẩn với văn hóa nơi mình sinh sống. Những đồ lễ trên đây chỉ mang tính tham khảo để bạn nắm rõ hơn.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Trên đây là một số thông tin về phong tục đưa ông Táo về trời mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ hơn về phong tục cúng đưa ông Táo về trời để có thể chuẩn bị được ngày lễ này tươm tất nhất. Chúc bạn và gia đình luôn may mắn, mạnh khỏe, an khang – thịnh vượng.

 

Để lại một bình luận

Contact